Nonfarm là gì? Chiến lược giao dịch khi Nonfarm công bố

Nonfarm – một trong những yếu tố tác động rất lớn đến thị trường ngoại hối. Đây là một trong những nguyên nhân tạo nên các biến động, sự chênh lệch mạnh của các cặp tỷ giá, đặc biệt là những đồng đi cùng với USD.  Đối với các trader “cứng” có thể đã nghe rất nhiều đến Nonfarm tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ và biết cách phân tích chính xác. Vậy Nonfarm là gì? Tại sao cần phải quan tâm đến Nonfarm, phải chăng Nonfarm có ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường tài chính? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Nonfarm là gì?

Nonfarm tên gọi đầy đủ là Nonfarm Payrolls (NFP). Là một bảng lương phi nông nghiệp – một phần của báo cáo tình hình việc làm do Bộ Lao Động Mỹ phát hành.

Bảng lương NFP công bố tất cả các công nhân được trả lương của tất cả doanh nghiệp tại Mỹ, chỉ trừ:

  • Doanh nghiệp hộ gia đình (tư nhân)
  • Nhân viên phi lợi nhuận
  • Nông dân công tác ở các trang trại

Bản tin Nonfarm công bố dữ liệu gì?

Bản tin Nonfarm công bố những dữ liệu gì?

Báo cáo Nonfarm gồm 3 thành phần chính:

  • Tỷ lệ người tham gia lao động (Nonfarm Employment Change)
  • Tỷ lệ thất nghiệp (Unemployment Rate)
  • Thu nhập trung bình mỗi giờ (Average Hourly Earnings)

Cách đọc và phân tích bản tin Nonfarm

Khi phân tích bảng lương này chúng ta cần chú ý đến các chỉ số:

  • Chỉ số kỳ trước
  • Chỉ số dự báo
  • Chỉ số công bố
Cách đọc bản tin Nonfarm

Tỷ lệ người tham gia lao động (Nonfarm Employment Change)

  Đây là tỷ lệ người trong độ tuổi lao động của Mỹ (18-65 tuổi) bao gồm cả người đang tham gia lao động và đang tìm kiếm việc làm. Nếu tỷ lệ này tăng ↔ lực lượng người lao động tăng sẽ tạo xu hướng tích cực cho nền kinh tế và tác động trực tiếp đến giá trị đồng USD. 

Nếu chỉ số công bố > chỉ số kỳ trước > chỉ số dự báo

⇒ Tín hiệu tốt cho đồng USD

Hoặc ngược lại.

Lưu ý:  Khi tỷ lệ người tham gia lao động tăng có thể kéo tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, tuy nhiên đây không phải điều không tốt. Những người có việc làm vẫn giữ nguyên, chỉ do tử số tăng nên tỷ lệ thất nghiệp mới tăng theo.

Tỷ lệ thất nghiệp (Unemployment Rate)

Khi tỷ lệ người tham gia lao động giảm mà tỷ lệ thất nghiệp còn tăng, điều này đồng nghĩa với việc sẽ kéo theo tình hình kinh tế càng xấu đi, cứ kéo dài như thế thì nền kinh tế quốc gia sẽ suy kiệt ⇒ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến đồng USD.

Thu nhập trung bình mỗi giờ (Average Hourly Earnings)

Đây là một dữ liệu mang tính hỗ trợ không thể thiếu trong báo cáo NFP. 

+ Thứ nhất, vì nhóm lao động phi nông nghiệp chiếm 80% và đóng góp vào GDP của Mỹ. Khi thu nhập tăng → nhu cầu chi tiêu tăng → góp phần tăng trưởng GDP → trị giá đồng USD tăng cao.

+ Thứ hai, khi thu nhập tăng → tình trạng lạm phát tăng, điều này khiến cho tổ chức FED sẽ cân nhắc việc tăng lãi suất để giảm lạm phát. Lãi suất tăng → ảnh hưởng trực tiếp đến việc đẩy giá USD tăng mạnh.

Tại sao trader cần phải quan tâm bản tin Nonfarm?

Tham gia đầu tư ngoại hối, có một điều mà chắc chắn trader nào cũng biết đó là vào thời điểm một tin tức quan trọng được công bố thì spread sẽ giãn cực mạnh. Nonfarm cũng là một trong những bản tin được hầu hết các trader quan tâm.

  • Bản tin Nonfarm được ví như “thước đo” của nền kinh tế Mỹ. Nó phản ánh tình trạng lạm phát hay mức độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia này. Nói đơn giản là, khi người dân có việc làm và thu nhập ổn định, kéo theo nhu cầu chi tiêu mua hàng hóa phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt tăng cao dẫn đến doanh thu của các doanh nghiệp cũng sẽ phát triển, như một bước nhảy cho sự phát triển của kinh tế xã hội quốc gia đó.
  • Hơn nữa, bản tin này sẽ tác động trực tiếp đến đồng USD – đồng tiền chung của thế giới, đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.
  • Khi đó, nếu như bản tin được công bố với tính chất tích cực thì giá trị đồng USD sẽ tăng, nếu mang tính chất tiêu cực thì giá trị đồng USD sẽ giảm. Lúc này, sẽ tạo nên một làn sóng mạnh mẽ trên thị trường, đặc biệt là thị trường chứng khoán, ngoại hối, lãi suất ngân hàng,…

=> Trader luôn quan tâm đến Nonfarm với mục đích là đưa ra những chiến lược giao dịch sao cho phù hợp với xu hướng của thị trường, không để ảnh hưởng đến tài khoản cá nhân. 

Bản tin Nonfarm được công bố ở đâu, khi nào?

Là một trong những tin tức quan trọng hàng đầu có tác động trực tiếp lên biến động các cặp tiền tệ, nên trader nào cũng phải quan tâm khi đầu tư forex đặc biệt là thời gian công bố và nơi xem bản tin Nonfarm.

Thời gian: Bản tin Nonfarm được công bố 1 lần/tháng, lúc 19:30 hoặc 20:30 giờ Việt Nam vào thứ 6 đầu tiên của mỗi tháng. 

VD: Vào tháng 7, bản tin Nonfarm sẽ được công bố chính xác duy nhất bảng lương phi nông nghiệp của tháng 6 vào 19:30 hoặc 20:30 thứ 6, ngày 02/7/2021 theo giờ Việt Nam.

Xem tại: Trader có thể theo dõi bản tin Nonfarm tại các website sàn forex (như exness.com) có chức năng lịch kinh tế (Economic Calendar), bạn có thể lọc thời gian xem theo ý muốn của mình. 

Tác động của bản tin Nonfarm đến thị trường ngoại hối

Có thể nói Nonfarmđồng USD có mối liên hệ mật thiết với nhau, khi Nonfarm công bố tin tức, giá trị đồng USD sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều. Đây là đồng tiền phổ biến nhất trong thị thị trường ngoại hối, những cặp tiền có mặt USD sẽ biến động tỷ giá khá lớn đặc biệt là cặp EURUSD.

Ngoài ra, các kim loại quý như vàng bạc cũng sẽ có sự chênh lệch giá không hề nhỏ. 

Ví dụ: Một bảng lương phi nông nghiệp Mỹ (Nonfarm) được phát hành vào thứ Sáu ngày 4/6/2021. Theo công bố cho biết, bảng lương tháng 5 đã tăng lên 559.000, cao hơn mức 278.000 của tháng 4 nhưng thấp hơn con số 650.000 trong dự báo. Sau đó, sáng thứ Hai ngày 7/6/2021 giá vàng đã giảm 0,12% xuống 1.889,75 Đô la và đồng Đô la tăng lên 0.06%. 

Bản tin Nonfarm công bố ngày 4/6/2021

Chiến lược giao dịch khi bản tin Nonfarm công bố 

Chiến lược giao dịch khi Nonfarm công bố bản tin

Với tác động cực mạnh đến thị trường tài chính, Nonfarm nhận được rất nhiều sự quan tâm từ trader. Vì thế, để đối phó với cơn “sóng thần” ập đến, hoặc là trang bị cho mình lớp phòng thủ chắc chắn, hoặc là xây dựng chiến lược thông minh để “lợi dụng” thử thách làm bàn đạp cho mình. Bằng 2 cách sau:

  • Không tham gia giao dịch khi tin Nonfarm ra

– Vì không phải lúc nào trader cũng dự toán đúng xu hướng biến động của thị trường

– Khi tin ra, thị trường biến động mạnh, mỗi trader sẽ có cách phân tích khác nhau, khiến giá chênh lệch thất thường →  tiềm năng xảy ra rủi ro cao.

– Trong khoảng thời gian biến động → tính thanh khoản giảm → spread bắt đầu giãn làm chi phí giao dịch tăng.

  • Mạo hiểm tham gia đầu tư

Tục ngữ có câu: “Không vào hang cọp làm sao bắt được cọp con?”, liều ăn nhiều cũng là phong cách chơi bất chấp mạo hiểm của nhiều trader chuyên nghiệp. Bạn vẫn nên cân nhắc thật kỹ lưỡng lối chơi này vì mọi khả năng trên thương trường đều có thể xảy ra bạn nhé!

– Trước hết, bạn quan sát 3 dữ liệu được công bố đã kể trên, so sánh các chỉ số công bố và chỉ số dự báo xem sự chênh lệch như thế nào. Nếu mức chênh lệch bằng 0 hoặc không đáng kể, thì thị trường sẽ dao động nhẹ. Nhưng nếu chênh lệch quá cao sẽ có hai trường hợp xảy ra:

+ Nếu thông tin công bố tốt hơn dự báo, tức là tỷ lệ thất nghiệp giảm sẽ khiến đồng USD có giá ⇒ Cặp USD/xxx tăng, cặp xxx/USD giảm.

+ Nếu thông tin công bố xấu hơn dự báo, tức là tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ khiến đồng USD mất giá ⇒ Cặp USD/xxx giảm, cặp xxx/USD tăng.

Lời kết

Từ những phân tích trên, nếu bạn là trader mới chúng tôi khuyến khích bạn không nên giao dịch khi bản tin Nonfarm được công bố, tuy chậm mà chắc, đó là cách giữ nguồn vốn an toàn. Nếu bạn là trader chuyên nghiệp, muốn mạo hiểm trong làn sóng đó thì hãy tạo cho mình những kế hoạch tác chiến cụ thể phù hợp với xu hướng của thị trường. Việc cập nhật bản tin Nonfarm không những giúp bạn điều chỉnh chiến lược giao dịch về mặt thông số kỹ thuật, mà còn giúp bạn trả lời nhiều câu hỏi về kiến thức nền kinh tế thế giới. Nonfarm sẽ còn đồng hành cùng bạn trong suốt chặng đường làm trader, vì thế việc hiểu và phân tích bản tin là điều rất cần thiết giúp bạn có những giao dịch hiệu quả hơn. Chúc bạn thành công!

Bài viết liên quan
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận