Giấy phép sàn forex là gì?

Một trong những vấn đề trader nào cũng quan tâm khi chơi forex chính là: làm sao đảm bảo tiền của họ không bị nhà môi giới “cuỗm” mất, hoặc nếu sàn bị phá sản, có hành vi gian lận, ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm, bồi thường cho nhà đầu tư?

Chính vì thế, việc có một bên thứ 3 là các cơ quan quản lý tài chính, giám sát sàn forex thông qua việc cấp giấy phép hoạt động là điều kiện cốt lõi để giúp trader an tâm giao dịch. Nhờ vậy  quyền lợi trader không chỉ được đảm bảo mà còn duy trì sự minh bạch trên thị trường tài chính nói chung và forex nói riêng. Không kể giấy phép sàn cũng là 1 trong những tiêu chí quan trọng nhất dùng để đánh giá sàn forex uy tín. Nếu muốn hiểu rõ hơn về các loại giấy phép trong Forex thì đừng bỏ qua bài viết sau đây của chúng tôi nhé.

Giấy phép sàn forex là gì? Tầm quan trọng của cơ quan quản lý tài chính trong thị trường forex

Trong tất cả các hoạt động kinh doanh dù lớn hay nhỏ, điều quan trọng để chứng minh hoạt động kinh doanh đó minh bạch chính là giấy phép. Trong forex cũng vậy, thế thì giấy phép sàn forex là gì? Ai sẽ là người cấp những loại giấy phép đó, dưới đây sẽ là câu trả lời dành cho bạn.

Giấy phép là loại giấy tờ được cấp nhằm cho phép các công ty, tổ chức hoạt động hoặc sở hữu một cái gì đó. Hay nói một cách dễ hiểu hơn giấy phép chính là “ủy quyền sử dụng những thứ được cấp phép trong hoạt động kinh doanh”. Giấy phép sàn forex cũng được hiểu bằng một cách đơn giản như vậy, đây là một trong những yếu tố mà sàn giao dịch sử dụng để hoạt động một cách rõ ràng và minh bạch hơn. Vậy ai sẽ là người cấp các loại giấy phép này?

Cụ thể, giấy phép trong forex sẽ được cấp từ các cơ quan quản lý tài chính quyền lực nhất trên thế giới. Theo đó, những cơ quan nào có tiếng nói càng cao thì giá trị của giấy phép được cấp sẽ càng lớn, ví dụ như các cơ quan nằm tại khu vực phát triển thịnh vượng nhất trên thế giới Mỹ, Anh, Thụy Sĩ, Đức,…

Thời hạn: đa số các loại giấy phép sẽ có thời hạn tối đa là 1 năm. Sau 1 năm sàn giao dịch sẽ phải tiếp tục gia hạn, điều này sẽ đảm bảo quyền lợi của người cấp phép trong trường hợp giá trị của giấy phép tăng lên, hoặc điều kiện thị trường thay đổi. 

Tóm lại, giấy phép có thể được xem là sự thỏa thuận giữa các cơ quan quản lý tài chính và nhà môi giới. Thông qua giấy phép, trader có thể nhìn thấy được mức độ uy tín của sàn. Hiện nay, một số giấy phép forex uy tín hàng đầu có thể kể đến như: FCA, ASIC, CySEC, FSA,…và tất nhiên để sở hữu được những loại giấy phép đó sàn phải đáp ứng được những điều kiện sẽ được nhắc đến ở phần tiếp theo. 

Vậy giấy phép có tầm quan trọng như thế nào mà hầu hết nhà môi giới đều muốn đạt được ?

Để kiểm soát, quản lý chặt chẽ hoạt động của nhà môi giới, mỗi cơ quan tài chính tương ứng với mỗi giấy phép đều có những điều kiện, quy định khắt khe cụ thể:

  • Nhà môi giới phải đáp ứng số vốn tối thiểu mà tổ chức đưa ra, các quy định về vốn của mỗi cơ quan quản lý sẽ khác nhau. Với cơ quan quản lý ASIC và FCA số vốn tối thiểu yêu cầu lần lượt là 1.000.000 đô la Mỹ và 730.000 bảng Anh. 
  • Đội ngũ ban lãnh đạo của sàn phải trải qua một số kỳ kiểm tra của cơ quan quản lý hoặc phải có bằng cấp chứng nhận năng lực, khả năng quản lý.
  • Các sàn phải có kế hoạch kinh doanh rõ ràng.
  • Là thành viên của một cơ quan hay chương trình bồi thường cho nhà đầu tư.
  • Tuân thủ các quy định về công nghệ, kế toán, văn hóa doanh nghiệp.
  • Các sàn phải có tài khoản tách biệt để đảm bảo duy trì đủ thanh khoản.

Tầm quan trọng của giấy phép đối với Broker 

Tuy phải đáp ứng, tuân thủ các điều kiện khắt khe, nghiêm ngặt về vốn, chính sách bồi thường cho khách hàng, khả năng tài chính nhưng khi có được các giấy phép từ các tổ chức trên sẽ giúp sàn:

  • Sở hữu, nâng cao mức độ uy tín, sự minh bạch và thúc đẩy niềm tin cho trader lựa chọn giao dịch
  • Tăng cao vị thế trên thị trường và sức cạnh tranh giữa hàng loạt các sàn forex khác
  • Được các cơ quan tài chính hỗ trợ, bảo vệ trong hoạt động.

Tầm quan trọng của giấy phép đối với trader

Thị trường forex được xem là thị trường OTC (phi tập trung), ở đó các nhà môi giới và các đại lý đàm phán trực tiếp với nhau thông qua mạng lưới điện tử. Hơn nữa, đây là thị trường không có sàn giao dịch chung và không chịu sự ràng buộc bởi bất kỳ khuôn khổ pháp luật nào. Vì vậy, không quá khó hiểu khi ngày càng có nhiều sàn giao dịch lừa đảo, không đáng tin cậy ra đời. Các sàn tiến hành chiêu dụ nhiều nhà đầu tư đăng ký mở tài khoản, nạp tiền vào sau đó sàn ôm tiền bỏ chạy, hoặc công bố phá sản và vô vàn các chiêu thức tinh vi khác. Việc có một có một cơ quan, tổ chức tài chính uy tín đứng ra kiểm soát, thắt chặt các quy định, điều kiện thông qua giấy phép và ngăn chặn những mối nguy hại trên là điều tất yếu. Chính vì thế, đối với trader họ luôn tìm kiếm, lựa chọn đầu tư tại sàn có sở hữu giấy phép uy tín vì:

  • Đảm bảo cho trader có thị trường tài chính hoạt động tốt, minh bạch, công bằng.
  • Có quỹ đảm bảo bồi thường thiệt hại cho trader trong trường hợp sàn phá sản hoặc mất khả năng chi trả.
  • Trader được quyền khiếu nại, báo cáo các vi phạm về tính minh bạch, công bằng và các hành vi gian lận tài chính của sàn.

Mức độ uy tín các giấy phép sàn forex được xếp hạng như thế nào? 

Có thể nói, giấy phép hoạt động là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc lựa chọn sàn giao dịch, sở hữu loại giấy phép uy tín càng cao thì càng chứng tỏ được tính pháp lý của sàn đó càng minh bạch. Tuy nhiên, thị trường tài chính hiện nay có rất nhiều loại giấy phép khác nhau làm sao đều biết được loại nào tốt nhất và mức độ được sắp xếp như thế nào? 

Theo đó, giấy phép trong forex sẽ được xếp hạng theo mức độ A, B, C, D và E, tổ chức cấp phép càng uy tín thì các quy định đặt ra và cơ chế giám sát càng chặt chẽ. Và có thể nói, loại giấy phép nào có nguồn gốc từ những khu vực phát triển thịnh vượng nhất trên thế giới  sẽ có một uy quyền cao hơn bởi điều kiện cấp phép vô cùng cao và tính pháp lý của khu vực đó cực kỳ nghiêm ngặt ví dụ như Mỹ, Anh, Nhật, Thụy Sĩ, Đức, Úc,… 

Xếp hạngCơ quan cấp phépĐặc điểm
ANFA Mỹ, FSA Nhật, FINMA Thụy Sỹ Đây là những loại giấy phép mang tính toàn cầu. Được cấp từ những cơ quan nằm trong khu vực phát triển bậc nhất thế giới. Để có được những giấy phép này sàn phải đảm bảo được một nguồn vốn “khủng” từ hiện tại cho đến tương lai và chịu sự ràng buộc cao về pháp lý. 
BFCA (Anh), ASIC (Úc)Đây được xếp hạng là một trong những loại giấy phép có chất lượng uy tín không thua gì so với hạng A. Nhưng những yêu cầu về nguồn vốn và quy định sẽ nhẹ hơn một chút. 
CCySEC của Cyprus (Đảo Síp), MFSA của Malta và FSP của New ZealandMức độ ảnh hưởng toàn cầu của loại giấy phép này không cao bằng 2 loại giấy phép trên, tuy  nhiên cũng được cấp phép từ các tổ chức tương đối uy tín. Những điều kiện và quy định cũng đảm bảo được tính chặt chẽ, mang lại tính ổn định và minh bạch cho thị trường tài chính. 
DCayman, Belize hay British Virgin IslandLoại giấy phép được cấp bởi các tổ chức thuộc các quốc gia như Cayman, Belize, Vanuatu,… tốc độ phát triển không thể so sánh với những khu vực xếp hạng A, B, C, vì thế mức độ ảnh hưởng đến toàn cầu tương đối thấp. Nhưng nếu đã là giấy phép thì vẫn có những quy định và điều kiện riêng. 
ESaint Nevis, Seychelles và St.Vincent & Grenadines hoặc Mauritius, Vanuatu

Mỗi loại giấy phép sẽ có những quy định khác nhau, đồng thời sẽ quản lý nhiều phương diện hoạt động của sàn. Để đảm bảo lựa chọn được một nhà môi giới tốt, trader nên lựa chọn những sàn có các cấp độ giấy phép từ C trở lên B, A. 

Ký hiệu của các loại giấy phép phổ biến trong forex: 

  • NFA: Giấy phép của Mỹ
  • FSA Japan: Giấy phép của Nhật
  • FINMA: Giấy phép của Thụy Sỹ
  • BaFIN: Giấy phép của Đức
  • FCA: Giấy phép của Anh
  • ASIC: Giấy phép của Úc
  • CySEC: Giấy phép của Síp (Cyprus)
  • MFSA: Giấy phép của Malta
  • FSP New Zealand: Giấy phép của New Zealand
  • SFC Hong Kong: Giấy phép của Hong Kong
  • BVI: Giấy phép của British Virgin Island
  • CIMA: Giấy phép của Cayman
  • IFSC Belize: Giấy phép của Belize
  • FSC Mauritius: Giấy phép của Mauritius

Một số sàn forex sở hữu giấy phép có mức độ uy tín cao 

Giấy phép hoạt động là một trong những tiêu chí trader quan tâm hàng đầu để đánh giá mức độ uy tín của các sàn môi giới. Tại thị trường Forex, sàn giao dịch được xem là uy tín khi có đủ hoặc 1 trong các giấy phép của 4 cơ quan cấp phép nổi tiếng trên thế giới bao gồm: ASIC, FCA, CySEC. 

ASIC

ASIC là từ viết tắt của Australian Securities & Investments Commission – Ủy ban chứng khoán và Đầu tư Úc, thành lập năm 1998, là một tổ chức độc lập của chính phủ. Đây là cơ quan quản lý và giám sát hàng đầu trong thị trường chứng khoán và thị trường đầu tư tại Úc. 

Điều kiện để một broker sở hữu giấy phép của ASIC?

Thủ tục xét duyệt đến khâu duy trì hiệu lực giấy phép diễn ra rất nghiêm ngặt, yêu cầu broker phải tuân thủ các quy định sau:

  • Vì ASIC là cơ quan của Úc, để hoạt động ở đây được hợp pháp trước tiên broker phải có giấy phép Dịch vụ tài chính (AFSL – Australian Financial Securities Licence) 
  • ASIC yêu cầu vốn điều lệ tối thiểu của broker từ 1 triệu USD, điều này nhằm bảo đảm sàn đủ khả năng vận hành, duy trì hoạt động và đề phòng trường hợp xấu nhất dẫn đến phá sản.
  • Phải có trụ sở được đặt tại Úc.
  • Nền tảng giao dịch hỗ trợ trader phải đáp ứng phù hợp với mô hình kinh doanh và sàn phải trình bày rõ ràng trong đơn đăng ký cấp phép.
  • Đặc biệt, broker phải chấp hành nghiêm túc nghĩa vụ của thành viên AFSL bao gồm đào tạo, tuân thủ, bảo vệ và giải quyết xung đột, các khoản bồi thường thiệt hại có thể xảy ra.

Một số sàn sở hữu giấy phép của ASIC

Thành lập2007 200720072010
Đòn bẩy tối đa1:5001:4001:5001:500
Mức nạp tối thiểu200 USD500 USD1 USD200 USD

FCA

FCA (viết tắt bởi Financial Conduct Authority) là cơ quan quản lý tài chính tại Anh được thành lập vào ngày 1/4/2013 với chức năng làm cho thị trường tài chính hoạt động tốt để người tiêu dùng có được một giao dịch công bằng. 

Điều kiện để một broker sở hữu giấy phép của FCA? 

FCA là một trong những giấy phép “quyền lực” hàng đầu thế giới trong lĩnh vực forex. Vì vậy, để được FCA cấp phép hoạt động thì các nhà môi giới phải đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt mà cơ quan này đưa ra. Một số điều kiện tối thiểu các broker phải chấp hành như: 

Nguồn vốn tối thiểu

Giấy phép đại lý: với các broker hoạt động như một nhà tạo lập thị trường, FCA yêu cầu số vốn tối thiểu là 730.000 Euro.

Giấy phép trung gian: dành cho các nhà môi giới STP với yêu cầu số vốn điều lệ là 125.000 bảng Anh. 

Giấy phép nhà môi giới bị hạn chế: đây là các broker “bị hạn chế” vì không được phép giữ tiền của khách hàng mà chỉ được tiếp thị và bán các sản phẩm tài chính. Với dạng broker này, FCA yêu cầu số vốn tối thiểu là 50.000 Euro.

Điều kiện về con người

Để được cấp phép từ FCA, các sàn môi giới phải chọn ra bộ máy “cơ quan đầu não” có kinh nghiệm và kiến thức giao dịch vượt qua những bài test của FCA. Cùng với đó,  những con người chủ chốt này của sàn phải đang làm việc tại Vương quốc Anh chứ không phải ở bất cứ chi nhánh, văn phòng ở quốc gia khác. 

Kế hoạch kinh doanh

Muốn có được giấy phép của FCA, các sàn môi giới forex phải chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh trước đó. 

Cùng với đó, tuỳ thuộc vào mỗi broker cụ thể, FCA sẽ yêu cầu thêm một số điều kiện khác về doanh thu, công nghệ, quy tắc tuân thủ và nhân viên kế toán…

Hiện nay, những sàn Forex do FCA cấp phép đang được lòng các trader Việt có thể kể đến như: XTB, XM, FXpro, FXTM.


Thành lập2002200920062011
Đòn bẩy tối đa1:5001:8881:5001:2000
Mức nạp tối thiểu1 USD5 USD100 USD10 USD

CySEC

CySEC là từ viết tắt của Cyprus Securities and Exchange Commission – Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Síp thành lập năm 2001 tại Nicosia, đảo Síp (Cyprus). CySEC chịu trách nhiệm quản lý, kiểm soát các thị trường đầu tư tài chính có trụ sở đặt tại Síp. Đồng thời giám sát các công ty cung cấp các dịch vụ hành chính không thuộc sự giám sát của ICPAC (Viện Kế toán Công chứng Síp) và Hiệp hội Luật sư Síp.

Điều kiện để một broker sở hữu giấy phép của CySEC

Để được cấp phép bởi CySEC, bắt buộc broker phải thỏa mãn các điều kiện mà tổ chức này quy định:

  • Yêu cầu vốn điều lệ tối thiểu là 750.000 Euro (quy định mới bởi MiFID).
  • Có trụ sở, văn phòng đại diện tại Síp. Sàn phải có 3 nhân sự cấp cao (cấp giám đốc) là người địa phương. Đồng thời, các giám đốc cấp cao đều phải có kinh nghiệm tài chính vững chắc và chuyên sâu. 
  • Broker phải có quỹ đền bù cho khách hàng trong trường hợp xấu nhất là mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản và khoản tiền này được tổ chức CySEC kiểm tra thường xuyên. 
  • Mô hình kinh doanh rộng lớn, chuyên nghiệp và có khả năng cạnh tranh với các broker khác.

Một số sàn sở hữu giấy phép của CySEC: Exness, XTB, eToro, FBS,…

Thành lập2008200220072009
Đòn bẩy tối đa1: không giới hạn1:5001:4001:3000
Mức nạp tối thiểu1$1$500$Từ 1$

Có thể thấy rằng, để có được các giấy phép “quyền lực” từ các cơ quan tài chính trên thế giới thì các broker phải chấp hành các quy định và điều kiện rất nghiêm ngặt. Chính vì vậy, nếu đang tìm kiếm một sàn forex uy tín, trader nên lựa chọn các sàn sở hữu các giấy phép như ASIC, FCA, CySEC để yên tâm đầu tư nhé!

Cách kiểm tra giấy phép của sàn forex bất kỳ

Để kiểm tra mức độ uy tín của một sàn forex, bạn truy cập trang chủ của sàn forex đó và vào mục “lịch sử hình thành”, “pháp lý”, “về chúng tôi”,…để xem giấy phép hoạt động. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều sàn “chui” giả mạo giấy phép nhằm lấy lòng tin của trader với mục đích tiêu cực. Vì vậy, cách tốt nhất để kiểm tra chính xác tính pháp lý của sàn là trực tiếp kiểm tra trên trang chính của các cơ quan tổ chức tài chính. 

Tại sao việc kiểm tra giấy phép lại cần thiết?

  • Đảm bảo sàn forex đó được kiểm soát và quản lý dưới một cơ quan tổ chức tài chính uy tín
  • Đảm bảo quyền lợi của bạn khi giao dịch tại sàn
  • Nắm được các thông tin như địa chỉ, liên lạc phòng trường hợp xấu xảy ra để bạn có thể khiếu nại

Ví dụ về cách kiểm tra giấy phép

Kiểm tra giấy phép trên FCA

Bước 1: truy cập đến mục tra cứu của FCA https://register.fca.org.uk/s/

Bước 2: rê chuột xuống đến mục như hình, bạn điền tên công ty hoặc số giấy phép → tick vào ô “Firm” → Nhấn nút “Search

Bước 3: click vào kết quả hiện ra và bắt đầu kiểm tra các thông tin đăng ký trên FCA có khớp với thông tin website cung cấp hay không.

Kiểm tra giấy phép trên ASIC

Bước 1: truy cập đến mục tra cứu giấy phép của ASIC

Bước 2: tại đây bạn chọn như hình

  • Chọn “Organisation and Business Names
  • Điền tên công ty hoặc số giấy phép 

Sau đó nhấn nút “Go

Bước 3: click vào kết quả hiện ra và bắt đầu kiểm tra các thông tin đăng ký trên ASIC có khớp với thông tin website cung cấp hay không.

Đối với các cơ quan tổ chức tài chính khác, các bước kiểm tra cũng tương tự như ASIC và FCA, bạn có thể tham khảo qua và thực hành theo nhé!

Lời kết 

Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá một sàn forex uy tín, bao gồm các yếu tố như giấy phép, đòn bẩy, phí chênh lệch, phí hoa hồng,…Đặc biệt, giấy phép của các sàn môi giới là tiêu chí trader quan tâm hàng đầu để xem xét mức độ uy tín của một broker. Nếu bạn là một trader mới đang tìm kiếm cho mình một sàn giao dịch đáng tin cậy, topsanforex khuyến khích bạn hãy tìm đến những nhà môi giới được cấp phép bởi những cơ quan uy tín trên thế giới như được kể trên. Hy vọng những chia sẻ từ chúng tôi sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trên con đường tìm kiếm sàn giao dịch và trở thành trader thực thụ. Chúc các bạn thành công!

Bài viết liên quan
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận