Giấy phép hoạt động từ cơ quan tài chính uy tín trên thế giới là yếu tố rất quan trọng để đánh giá mức độ đáng tin cậy, minh bạch của một sàn giao dịch Forex. Một trong các cơ quan cấp phép hàng đầu phải kể đến là FCA, cơ quan giám sát mọi quy tắc ứng xử và hành vi của nhà môi giới đồng thời bảo vệ tối ưu cho lợi ích của nhà đầu tư, đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả và công bằng nhất. Vậy FCA kiểm soát các Broker như thế nào? FCA bảo vệ những quyền lợi nào cho trader? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn câu trả lời thích đáng nhất về cơ quan này.
Giấy phép FCA là gì?
FCA là tên viết tắt của Financial Conduct Authority, Cơ quan quản lý tài chính tại Vương quốc Anh, được thành lập ngày 1/4/2013, tiền thân là FSA- Financial Services Authority ( cơ quan dịch vụ tài chính).

Trách nhiệm chính của FCA đảm bảo hoạt động công bằng của ngành dịch vụ tài chính, chứng khoán, ngoại hối và duy trì hoạt động bằng cách thu phí từ các thành viên tham gia. Hiện tại, FCA quản lý gần 60.000 công ty dịch vụ tài chính và thị trường tài chính ở Vương quốc Anh, giám sát an toàn cho 49.000 công ty, đặt ra các tiêu chuẩn cụ thể cho 19.000 công ty
Website chính thức của : FCA

Mục tiêu hoạt động của FCA
- Bảo vệ người tiêu dùng: FCA đảm bảo mức độ bảo vệ thích hợp cho người tiêu dùng chính là các nhà đầu tư.
- Bảo vệ thị trường tài chính: FCA bảo vệ và nâng cao tính toàn vẹn của hệ thống tài chính Vương quốc Anh
- Thúc đẩy cạnh tranh: FCA thúc đẩy cạnh tranh hiệu quả vì lợi ích của người tiêu dùng.
Điều kiện để Broker có được giấy phép của FCA?
FCA với trách nhiệm cấp phép, giám sát việc tuân thủ các quy định và thực hiện hoạt động cưỡng chế đối với các loại hình tổ chức kinh doanh như: Ngân hàng, các định chế xây dựng xã hội và công đoàn tín dụng; Tiền điện tử và tổ chức thanh toán; Các công ty cho vay thể chấp; Các cố vấn độc lập,…
Tuy nhiên, với mỗi loại hình công ty, tổ chức, FCA sẽ quy định các điều kiện khác nhau để có được giấy phép từ cơ quan này. Riêng đối với các Công ty môi giới trên thị trường ngoại hối (forex broker), để được ủy quyền và cấp phép bởi FCA, đầu tiên các broker phải có một nền tảng tài chính tương đối mạnh với mức vốn tối thiểu quy định bởi FCA như đáp ứng 3 danh mục giấy phép liên quan đến dịch vụ môi giới ngoại hối ở Vương Quốc Anh tương ứng mỗi danh mục sẽ có một điều kiện về vốn tối thiểu khác nhau:
- Giấy phép đại lý: Để có được giấy phép này broker phải đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu là 730.000 bảng Anh (tương đương 23 tỷ VNĐ). Giấy phép đại lý thường dành cho những broker đóng vai trò như một nhà tạo lập thị trường (Market Maker).
- Giấy phép trung gian: Yêu cầu mức vốn tối thiểu là 125.000 bảng Anh (gần bằng 4 tỷ đồng), giấy phép này dành cho những nhà môi giới STP.
- Giấy phép nhà môi giới bị hạn chế: Đồng nghĩa các broker khi có được giấy phép này không được phép giữ tiền của khách hàng mà chỉ được quyền tiếp thị và bán các sản phẩm tài chính. Yêu cầu vốn tối thiểu 50.000 bảng Anh (tương đương 2 tỷ VNĐ) để được cấp phép.
Ngoài ra, để kiểm soát, quản lý chặt chẽ hoạt động của nhà môi giới, FCA còn có những điều kiện, quy định khắt khe khác cụ thể:
- Đội ngũ ban lãnh đạo của sàn phải trải qua một số kỳ kiểm tra của cơ quan quản lý hoặc phải có bằng cấp chứng nhận năng lực, khả năng quản lý.
- Các sàn phải có kế hoạch kinh doanh cụ thể, rõ ràng.
- Là thành viên của một cơ quan hay chương trình bồi thường cho nhà đầu tư.
Như vậy, với các điều kiện khắt khe trên để một nhà môi giới có được sự cấp phép từ tổ chức FCA là điều không hề dễ dàng và khá ít các sàn có thể đạt được. Từ đó, ngày càng gia tăng mức độ uy tín của giấy phép lẫn các broker sở hữu cũng được đánh giá rất cao về mặt pháp lý, sự minh bạch, an toàn trên thị trường.
Vì sao các sàn có giấy phép từ FCA được đánh giá cao?

Vượt qua được những yêu cầu khắt khe từ cơ quan FCA, các broker đã khẳng định mình trên thị trường Forex bằng chính những điều kiện khắt khe để mang đến cho khách hàng nhiều quyền lợi kèm theo.
- Minh chứng nền tảng tài chính mạnh thông qua đáp ứng số vốn tối thiểu 730.000 Euro (tương đương 23 tỷ đồng). So với các giấy phép khác như MFSA thì mức vốn tối thiểu chỉ từ 30.000- 50.000 USD ( tương đương 800 triệu- 1 tỷ đồng).
- Đảm bảo tính thanh khoản cao cho khách hàng do áp dụng cơ chế tài khoản tách biệt, nghĩa là tài khoản ký quỹ của khách hàng và tài khoản của broker được tách riêng. Điều này sẽ giúp bảo vệ các khoản đầu tư, tránh việc công ty sử dụng tiền ký quỹ vào những việc khác, hoặc đôi khi dùng chính số tiền đó đánh ngược lệnh với khách hàng. Từ đó, giúp nhằm ngăn chặn các rủi ro hay những tổn thất không đáng có gây ảnh hưởng đến quyền lợi các bên.
- Cơ chế vận hành tốt, hoạt động kinh doanh, luật lệ ban hành chặt chẽ minh bạch do có đội ngũ ban lãnh đạo chủ chốt, có bằng cấp, năng lực kiến thức trong ngành tài chính.
- Có cơ chế bảo vệ và đền bù cho khách hàng khi xảy ra tranh chấp.
- Dịch vụ khách hàng cung cấp chuyên nghiệp do broker phải là thành viên của một cơ quan hay chương trình bồi thường cho nhà đầu tư.
Do đó, những sàn được cấp giấy phép từ cơ quan tài chính FCA luôn được cộng đồng trader đánh giá cao và lựa chọn “điểm đến an toàn” để đầu tư giao dịch.
FCA kiểm soát các sàn môi giới như thế nào?
FCA chịu trách nhiệm với toàn bộ hành vi, hoạt động của các sàn môi giới do tổ chức này cấp phép. Vì vậy, các broker sẽ chịu quyền kiểm soát của FCA và tuân thủ một số quy định như sau:

- Tách bạch tiền gửi của khách hàng: tiền gửi của các nhà đầu tư gửi vào sàn phải được giữ ở một quỹ riêng biệt, sàn không được sử dụng làm tiền vốn hay chi trả các hoạt động khác. Đồng thời, tiền gửi của nhà đầu tư cần được gửi vào các ngân hàng uy tín trên thế giới.
- Báo cáo và kiểm toán: Các sàn môi giới phải minh bạch và đúng thời hạn cung cấp đầy đủ các báo cáo như số dư, lịch sử giao dịch hàng tháng, quý, năm cho khách hàng của mình lẫn FCA được biết.
- Cảnh báo rủi ro: broker thuộc FCA luôn phải thực hiện cảnh báo rủi ro về việc đầu tư giao dịch Forex đối với các khách hàng của mình.
- Quản lý đòn bẩy: FCA yêu cầu các broker thuộc quyền kiểm soát của mình không được cung cấp đòn bẩy quá cao cho các nhà đầu tư. (vi đòn bẩy thì rủi ro các lớn).
- Dịch vụ khách hàng: Đây là một trong những tiêu chí quan trọng để cho thấy FCA luôn bảo vệ các nhà đầu tư. Tiêu chuẩn của FCA là các sàn phải “Lấy khách hàng làm trọng tâm”. Từ đó, các broker phải bảo vệ và đem lại mọi quyền lợi tốt nhất cho nhà đầu tư bao gồm: bảo mật thông tin khách hàng, vốn đầu tư và các dữ liệu cá nhân khác, đồng thời cam kết cung cấp các dịch vụ minh bạch, công bằng, và hiệu quả…
- Cùng với đó, các thành viên thuộc kiểm soát của FCA phải tuân thủ một số quy định không kém phần nghiêm ngặt khác như: đội ngũ quản lý sàn phải là những người có kiến thức và kinh nghiệm trình độ cao, chính sách bồi thường đảm bảo quyền lợi cho khách hàng,…
Tất cả chứng tỏ rằng, FCA có những điều kiện, trách nhiệm, chính sách kiểm soát vô cùng chặt chẽ và minh bạch, luôn bảo vệ các nhà đầu tư mọi lúc mọi nơi. Vì vậy, trader có thể hoàn toàn yên tâm lựa chọn các sàn giao dịch được kiểm soát bởi tổ chức tài chính FCA.
Quyền lợi của Trader khi mở tài khoản tại sàn thuộc kiểm soát của FCA?

Khi giao dịch tại các sàn có giấy phép từ cơ quan có tính pháp lý cao, có trách nhiệm, chính sách kiểm soát vô cùng chặt chẽ như FCA đồng nghĩa bạn sẽ đảm bảo và hưởng các quyền lợi như:
- Được giải quyết các khiếu nại, tranh chấp, bồi thường tại trang chủ của cơ quan nếu sàn có các hành vi gian lận, thiếu minh bạch.
- Được báo cáo các vi phạm tài chính về quyền, hợp đồng không công bằng từ sàn, từ đó đảm bảo tối đa quyền lợi cho nhà đầu tư.
- Trader có thể khiếu nại với FCA khi phát hiện bất cứ hành vi lừa đảo của sàn liên quan đến các hình thức thanh toán, gian lận phí vay, quyền chọn nhị phân,…
- Cùng với đó, trader còn có thể biết được quyền cơ bản của mình thông qua trang web của FCA như: kiểm tra xem sàn giao dịch có được FCA uỷ quyền không, yêu cần FCA bảo vệ tiền gửi, yêu cầu hoàn lại tiền nếu sàn thanh toán trái phép,…
Từ đó, nếu có bất cứ tổn thất ảnh hưởng nào liên quan đến mọi vấn đề liên quan như thông tin cá nhân, thất thoát tiền gửi,…thì nhà đầu tư được quyền khiếu nại trực tiếp với FCA.
Không những vậy, một quyền lợi quan trọng không thể bỏ qua là chính sách bồi thường. Nếu sàn không đủ khả năng thanh toán hoặc bị phá sản thì nhà đầu tư sẽ được đền bù lên đến 85.000 bảng Anh (gần 3 tỷ VNĐ), một con số không hề nhỏ.
Danh sách các sàn được FCA cấp phép

Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra một sàn Forex có thực sự sở hữu giấy phép FCA không bằng cách truy cập Website FCA tại: https://register.fca.org.uk/. Hoặc muốn check thêm thông tin của của các sàn có được giấy phép uy tín khác bạn có thể tham khảo bài viết: Giấy phép sàn Forex. Tất cả thông tin mà bạn biết về sàn sẽ là những công cụ để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho mình.
Lời kết
FCA được ví như “tấm lá chắn bảo vệ” cho cả các sàn môi giới lẫn nhà đầu tư. Đối với các broker, chính nhờ được cấp phép hoạt động từ FCA, mức độ uy tín sẽ được đánh bật lên so với các đối thủ cạnh tranh. Về phía những nhà đầu tư, khi lựa chọn giao dịch tại các sàn là thành viên của FCA, trader được bảo vệ và đảm bảo quyền lợi minh bạch. Chính vì vậy, khi lựa chọn sàn giao dịch, trader nên tìm kiếm và lựa chọn sàn được quản lý bởi FCA. Chúc các bạn thành công!