Giấy phép CySEC là gì?

Nếu là một trader mới đang phân vân trong việc chọn sàn giao dịch forex, thì tiêu chí đầu tiên để bạn đánh giá mức độ uy tín của sàn là thông qua các giấy phép hoạt động của một hay nhiều cơ quan tổ chức tài chính. Giấy phép là “bằng chứng” chứng minh tính hợp pháp, các quy định, điều kiện sàn phải tuân theo và quyền lợi của trader trong giao dịch. Một trong những giấy phép có tính pháp lý cao nhất thế giới đó là CySEC. Vậy giấy phép CySEC là gì? Các điều khoản trong CySEC quy định thế nào? Tại sao các broker sở hữu giấy phép này lại được đánh giá cao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Giấy phép CySEC là gì?

CySEC (Cyprus Securities and Exchange Commission) –  Ủy ban Chứng khoán đảo Síp là một cơ quan quản lý thị trường tài chính được thành lập năm 2001 tại Nicosia, đảo Síp (Cyprus). Sứ mệnh của CySEC là thực hiện giám sát hiệu quả để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư và sự phát triển lành mạnh của thị trường tài chính. CySEC cũng giám sát các công ty cung cấp các dịch vụ hành chính không thuộc sự giám sát của ICPAC (Viện Kế toán Công chứng Síp) và Hiệp hội Luật sư Síp.

Nhiệm vụ của CySEC

Các nhiệm vụ và trách nhiệm chính của CySEC được quy định tại Điều 25 của Luật Quy định Cơ cấu, Nhiệm vụ, Quyền hạn, Tổ chức của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch và các Vấn đề Liên quan khác (L73 (I) / 2009) được tóm tắt như sau:

  • Kiểm tra các ứng dụng và cấp giấy phép hoạt động cho các công ty và nhà môi giới hoạt động trên thị trường chứng khoán, forex và CFD (bao gồm cả việc  đình chỉ và thu hồi các giấy phép nói trên).
  • Giám sát và điều tiết hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán Síp (CSE), các tổ chức khác ở Cộng hòa và các giao dịch được thực hiện trên các thị trường này.
  • Thực hiện tất cả các cuộc điều tra cần thiết nhằm thực hiện các nhiệm vụ của mình theo luật pháp cũng như thay mặt cho các Cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài.
  • Xử phạt vi phạm hành chính, kỷ luật theo quy định của pháp luật.
  • Nộp đơn lên tòa án có thẩm quyền về việc ra lệnh tạm giam, buộc tội hoặc phong tỏa, ngăn cản việc chuyển nhượng hay giao dịch liên quan đến tài sản.
  • Hợp tác và trao đổi dữ liệu, thông tin với các Cơ quan công quyền khác ở Cộng hòa, Cơ quan giám sát có thẩm quyền của nước ngoài và các tổ chức khác.

Điều kiện để có được giấy phép CySEC

Là một trong những giấy phép tài chính uy hàng đầu thế giới nên để có được sự cấp phép của CySEC, nhà môi giới phải thỏa mãn những điều kiện khắt khe của tổ chức này. 

  • Vốn hoạt động: Bất kỳ nhà môi giới nào đều cần có vốn hoạt động tối thiểu là 750.000 Euro. Đây là điều kiện đầu tiên mà broker phải đáp ứng để được CySEC cấp phép. Cùng với đó, tất cả các sàn giao dịch được cấp phép phải chia một số tiền nhất định vào Quỹ bồi thường cho nhà đầu tư. 
  • Văn phòng đại diện và những người đứng đầu: Broker phải có văn phòng đại diện tại Síp và có 3 nhân sự cấp cao (cấp giám đốc) là người địa phương. Đồng thời, các giám đốc cấp cao đều phải có kinh nghiệm tài chính vững chắc và chuyên sâu. 
  • Khả năng tài chính và mô hình kinh doanh: Sàn môi giới phải có tính cạnh tranh về mô hình kinh doanh và khả năng tài chính tốt. 
  • Quỹ đền bù: Broker phải có quỹ đền bù cho khách hàng và khoản tiền này được cơ quan tổ chức CySEC kiểm tra thường xuyên. 

Từ những quy định khắt khe đó, chứng tỏ rằng các broker được CySEC cấp phép sẽ hoạt động một cách có quy mô, tổ chức hơn. Từ đó, trader có thể yên tâm hơn khi đầu tư tại các sàn môi giới có giấy phép của CySEC.  

CySEC quản lý sàn forex như thế nào?

Khi đã nằm trong giấy phép của CySEC, hoạt động dưới sự quản lý của cơ quan này cần phải tuân thủ những quy định đã đặt ra. Cũng giống như “quốc có quốc pháp, gia có gia quy”, cụ thể CySEC cũng có những yêu cầu dành cho các brokers nhằm tạo ra một môi trường hoạt động minh bạch và ổn định nhất: 

  • Công cụ được CySEC sử dụng để quản lý hoạt động của các sàn forex chính là báo cáo tài chính. Vì vậy, yêu cầu mà các brokers cần phải làm được là báo cáo tài chính hàng năm một cách đều đặn cho cơ quan thẩm quyền.
  • Đồng thời, duy trì được nguồn vốn tối thiểu là 750.000 euro (quy định mới bởi MiFID).
  • Ngoài yêu cầu về số vốn ban đầu, các broker cần phải bảo vệ tài khoản của các nhà đầu tư trong các ngân hàng lớn hàng đầu Châu Âu và có một cơ chế tài khoản tách biệt. Điều này, sẽ kiểm soát được những trường hợp sàn sử dụng tiền của khách hàng cho những mục đích khác. 
  • CySEC không có nhiều yêu cầu cho các brokers về sản phẩm hay dịch vụ giống như ASIC hay FCA. 

=> Có thể nói đối với quy định của loại giấy phép này, các brokers sẽ “dễ thở” hơn. Nhưng đây cũng là một trong những loại giấy phép quyền lực nhất, với những quy tắc và quyền lợi rõ ràng dành cho cả brokers lẫn trader. 

Quyền lợi của trader khi giao dịch tại sàn môi giới có giấy phép CySEC? 

Việc các nhà môi giới sở hữu giấy phép uy tín, ở đây là CySEC đóng một vai trò rất lớn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư cụ thể:

  • Trader được quyền khiếu nại, báo cáo các vi phạm về tính minh bạch, công bằng và các hành vi gian lận tài chính của sàn. Từ đó, CySEC sẽ thực hiện thắt chặt giám sát các hoạt động của broker và sẵn sàng gửi cảnh báo hoặc tước giấy phép đối với các sàn không tuân thủ tính minh bạch, công bằng.
  • Các sàn forex có giấy phép của CySEC sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ các nhà giao dịch trong trường hợp sàn bị vỡ nợ hoặc phá sản bằng cách bảo đảm tuân thủ ICF (Quỹ bồi thường đầu tư) lên tới 20.000 euro trong trường hợp một nhà môi giới bị vỡ nợ. Điều này giúp khách hàng bảo vệ một lượng đáng kể vốn giao dịch và giúp họ yên tâm hơn khi lựa chọn sàn giao dịch được kiểm soát bởi tổ chức tài chính CySEC.

Vì sao các sàn có giấy phép của CySEC được đánh giá cao? Danh sách các sàn được CySEC cấp phép?

Từ những điều kiện, quy định, chính sách quản lý của CySEC đối với nhà môi giới, nên các broker thuộc kiểm soát của tổ chức này luôn được cộng đồng trader tìm đến để giao dịch. Cùng điểm lại một số ưu điểm nổi bật để biết được tại sao các sàn có giấy phép của CySEC lại được đánh giá cao nhé!

  • Giấy phép của CySEC là giấy phép được công nhận bởi các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu. Đồng thời, Síp là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về hoạt động quản lý và phát triển dịch vụ Forex.
  • CySEC giám sát và thắt chặt mọi hoạt động của broker. Thậm chí, CySEC sẵn sàng gửi cảnh báo hoặc tước giấy phép đối với các nhà môi giới hoạt động kinh doanh không công bằng, minh bạch. Việc làm này của CySEC nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tối đa các hành vi gian lận tài chính của các sàn giao dịch.
  • Giải quyết khiếu nại nhanh chóng. Tất cả các khiếu nại của nhà đầu tư được xử lý một cách nhanh nhất bởi broker, CySEC,  và giám sát viên tài chính lẫn tòa án của pháp luật.
  • Chính sách bồi thường đảm bảo cho khách hàng. Khi nhà môi giới không đủ khả năng thanh toán hoặc bị phá sản, trader sẽ được bên thứ ba là ICF (Quỹ bồi thường đầu tư) đền bù một khoản tiền lên tới 20.000 Euro.

Ngoài ra, để có thể kiểm tra một sàn Forex có thực sự sở hữu giấy phép từ CySEC hay không bạn có thể truy cập vào Website CySEC tại: https://www.cysec.gov.cy

Sau khi truy cập vào CySEC, bạn tiến hành điền tên broker muốn kiểm tra vào ô tìm kiếm. Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp bạn tìm thấy danh sách tên sàn nhưng lại hiển thị “ Cancel registration”. Đối với trường hợp này, bạn có thể hiểu sàn đang hết thời hạn đăng ký giấy phép và chưa được cấp phép, vì theo quy định mỗi loại giấy phép đều có thời hạn trong vòng 1 năm. Sau 1 năm sàn cần phải gia hạn lại giấy phép. 

Sau khi tìm kiếm, CySEC sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về số giấy phép, ngày cấp phép cũng như thông tin chi tiết về sàn.

Một số sàn forex uy tín sở hữu giấy phép CySEC hiện nay: 

Sàn forexĐòn bẩy tối đaTiền nạp tối thiểuGiấy phép đăng ký số

1:2000 và 1:vô cực

1 USD và 200 USD

178/12

1:500

1 USD

169/12

1:400

500 USD

109/10

1:500

100 USD

278/15

1:500

100 USD

078/07

Nhìn chung, với các nhà môi giới sở hữu giấy phép từ CySEC kể trên và một số sàn khác có được giấy phép này đều được đánh giá cao về mặt pháp lý, tính minh bạch trên thị trường. Nhưng trong trường hợp sàn chỉ được CySEC cấp phép thôi thì chưa đủ để nâng cao vị thế của mình trên thương trường và có được sự tín nhiệm từ nhà giao dịch, đòi hỏi sàn phải sở hữu nhiều giấy phép uy tín hơn. Vì thế khi chọn sàn giao dịch để đồng hành, topsanforex khuyến khích bạn vẫn ưu tiên cho các broker được cấp thêm các giấy phép ở mức độ A (NFA Mỹ, FSA Nhật, FINMA Thụy Sỹ) hoặc B như (FCA Anh, ASIC Úc). Điều này nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro có thể xảy đến và bảo vệ quyền lợi cho trader khi có khiếu nại hoặc trường hợp xấu nhất xảy ra là broker bị phá sản.

Lời kết

CySEC – một trong những cơ quan quản lý tài chính lớn nhất trên thế giới, nếu như phải xếp hạng thì đây cũng được xem là loại giấy phép có chất lượng hàng đầu. Cùng với ASIC, FCA thì CySEC cũng góp phần vào việc chứng minh tính pháp lý, minh bạch đối với một nhà môi giới. Những sàn giao dịch sở hữu được CySEC có thể tự hào về mức độ uy tín của mình, đồng thời nhà đầu tư cũng sẽ hưởng được những quyền lợi nhất định. Nếu còn đang đứng trước những phân vân về việc lựa chọn sàn, hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích cho quyết định của bạn. Chúc bạn thành công trên hành trình trở thành trader!

Bài viết liên quan
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận