Trong giao dịch forex, thực hiện thành thạo các loại lệnh là việc vô cùng quan trọng với trader bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của nhà đầu tư và giảm thiểu rủi ro một cách đáng kể. Có 2 loại lệnh chính thường được trader sử dụng là lệnh mở vị thế giao dịch và lệnh đóng vị thế giao dịch. Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những loại lệnh cơ bản thường được sử dụng: Buy/Sell; Buy Stop/Sell Stop; Buy Limit/Sell Limit; Stop loss, Take profit, Trailing stop. Cùng theo dõi bài viết để hiểu hơn về các loại lệnh này và xem chúng phù hợp với phong cách giao dịch nào nhé!
Lệnh mở vị thế giao dịch
Lệnh thị trường và lệnh chờ
Để giao dịch được trên sàn forex, một thao tác cần phải thực hiện chính là mở lệnh. Trader chỉ cần truy cập vào sàn, sau đó chọn cặp tiền muốn giao dịch, xác định nên mở vị thế mua hay bán sau đó click chuột để đặt lệnh. Trong đó, trader có 2 sự lựa chọn: sử dụng lệnh thị trường hoặc sử dụng lệnh chờ. Để hiểu thế nào là lệnh thị trường và lệnh chờ, cùng theo dõi bảng so sánh dưới đây.
Lệnh thị trường | Lệnh chờ | |
Cách hoạt động | Thực thi theo mức giá hiện tại của thị trường tại thời điểm đặt lệnh. | Cho phép nhà giao dịch thực thi lệnh với mức giá được xác định trước trong tương lai. |
Phân loại | 2 lệnh: Buy (Mua) và Sell (Bán) | 4 loại: Buy/Sell limit, Buy/Sell stop |
Ý nghĩa | Mua/bán với giá hiện tại của thị trường. | Mua/bán với giá mong muốn của bản thân. |
Ưu điểm | Lệnh được thực thi ngay lập tức, không mất nhiều thời gian. | Lệnh có hiệu lực ngay khi giá thị trường khớp với giá định trước, không mất thời gian ngồi chờ. |
Nhược điểm | Khó tìm được giá tốt, bất lợi khi thị trường biến động. | Đôi khi phải mất nhiều thời gian giá mới khớp với nhau và giá có thể đi ngược với dự đoán. |
Tuy nhiên, trong các giao dịch forex, các nhà đầu tư đặc biệt là trader mới vào nghề thường có tâm lý chạy theo giá tốt, sợ vụt mất cơ hội đạt lợi nhuận cao nên thường chỉ sử dụng lệnh thị trường. Trong khi đó với các trader chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm họ thường tính toán, phân tích kỹ và chỉ chọn mua bán tại mức giá họ kỳ vọng. Chính vì điều đó, các lệnh chờ trong Pending Order gồm Buy/Sell Stop và Buy/Sell Limit được áp dụng.
Buy Stop và Sell Stop
Buy Stop: Là lệnh chờ mua với mức giá cao hơn giá thị trường hiện tại, lệnh chờ được đặt khi trader cho rằng giá sẽ tiếp tục tăng mạnh và phá vỡ vùng kháng cự hiện tại.
Ví dụ: Cặp tiền USD/CAD có mức giá mua là 1.28939 (đường số 1). Trader phân tích, dự đoán tỷ giá sẽ có xu hướng tăng lên và chạm mức giá nhất định phía trên. Đây là thời điểm lý tưởng để vào lệnh Buy Stop, giả sử trader đặt lệnh tại giá 1.29085 (tại đường số 2).

- Nếu EUR/USD tăng lên và chạm được tới mốc 1.29085 (như đường số 2 trên hình), như vậy lệnh được khớp => có thể thu về lợi nhuận.
- Nếu cặp tỷ giá vẫn tiếp tục đi ngang hoặc đi xuống và không chạm mức giá trader đã đặt Buy Stop => lệnh không khớp và sẽ tự động đóng sau khoảng thời gian đã đặt trước, hiển nhiên bạn không chịu bất kỳ rủi ro mất tiền nào cả.
Sell Stop: Là lệnh chờ bán với mức giá thấp hơn giá thị trường hiện tại, trái ngược với Buy Stop lệnh chờ này được đặt khi trader kỳ vọng giá trong tương lai sẽ tiếp tục giảm mạnh và phá vỡ vùng kháng cự hiện tại.
Ví dụ: Giao dịch cặp tỷ giá EUR/USD với mức giá bán 1.20613 (đường số 1) và giá này từ lâu đã không thay đổi nhiều. Tất nhiên vào lệnh tại các mức giá này sẽ gặp bất lợi vì giá di chuyển không nhiều. Vì vậy, bạn mong đợi giá sẽ có xu hướng giảm bùng nổ ở tương lai. Từ nhận định, phân tích trên, trader đặt một lệnh Sell Stop ở mức giá 1.20400 (tại đường số 2)

- Nếu tỷ giá EUR/USD giảm xuống chạm mức đã đặt lệnh như tại đường số 2 => lệnh bán ngay lập tức được kích hoạt và bạn có cơ hội mang về lợi nhuận.
- Ngược lại, thị trường không đi đúng hướng với phân tích của bạn, lệnh không thể khớp và tất nhiên bạn cũng sẽ không chịu bất kỳ rủi ro mất tiền nào.
Buy Limit và Sell Limit
Buy Limit: Là lệnh chờ mua với mức giá thấp hơn mức giá hiện tại, lệnh được đặt khi trader kỳ vọng giá sẽ thấp hơn giá thị trường ban đầu.
Ví dụ: Cặp tiền EUR/USD có giá thị trường lúc mua vào là 1.04329 (đường số 1). Trader phân tích giá sẽ giảm xuống và thấp hơn giá hiện tại, nên đặt lệnh Buy Limit tại mức 1.04193 (đường số 2).

- Nếu tỷ giá AUD/USD giảm chạm đến mức trader đặt lệnh (tại giá đường số 2) => đồng nghĩa lệnh sẽ được khớp và sau đó tăng lên thì bạn sẽ có lời.
- Trường hợp không khớp thì lệnh sẽ tự động đóng sau khoảng thời gian đã đặt trước.
Sell Limit: Là lệnh chờ bán với mức giá cao hơn giá thị trường hiện tại, lệnh được đặt khi trader kỳ vọng giá sẽ cao hơn giá thị trường ban đầu.
Ví dụ: Bạn chọn giao dịch cặp tiền USD/JPY có giá thị trường bán ra là 135.008 (tại đường giá số 1). Trader kỳ vọng giá sẽ cao hơn và đạt đến con số 135.145 (đường số 2), nên đặt lệnh Sell limit tại đây.

- Nếu giá tăng lên chạm đường giá số 2 như hình trên thì lệnh sẽ được khớp, sau đó giá giảm xuống thì bạn sẽ có lời.
- Trường hợp không chạm đến mức giá trên, lệnh không khớp thì sẽ tự động đóng sau khoảng thời gian đã đặt trước.
Lưu ý: Khi đặt các loại lệnh chờ này, một số sàn sẽ quy định khoảng cách giới hạn mức đặt stop hoặc limit tối thiểu. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi đặt lệnh nhé!
Buy limit | Sell limit | Buy Stop | Sell stop | |
Đặc điểm | Mua ở mức giá thấp hơn giá mua của thị trường. | Bán ở mức giá cao hơn giá bán của thị trường. | Mua với giá cao hơn giá thị trường hiện tại, với dự đoán là giá sẽ tiếp tục tăng mạnh trong tương lai. | Bán ở mức giá thấp hơn giá thị trường hiện tại, với dự đoán giá sẽ tiếp tục giảm mạnh trong tương lai. |
Ý nghĩa | Khi tỷ giá tăng lên thì trader sẽ có lời. | Khi tỷ giá giảm xuống trader sẽ có lời. | Khi tỷ giá tăng lên, phá vỡ vùng kháng cự và tiếp tục tăng mạnh thì trader có lời. | Khi tỷ giá giảm xuống, phá vỡ vùng kháng cự và tiếp tục giảm mạnh thì trader có lời. |
Ưu điểm | Mua với mức giá mong muốn. | Bán với mức giá mong muốn. | Mua với mức giá mong muốn, tận dụng được biến động của thị trường. | Bán với mức giá mong muốn, tận dụng được biến động của thị trường. |
Nhược điểm | Đôi khi thị trường đi ngược với dự đoán. | Đôi khi thị trường đi ngược với dự đoán. | Chỉ tận dụng được khi thị trường biến động mạnh. | Chỉ tận dụng được khi thị trường biến động mạnh. |
Lệnh đóng vị thế giao dịch
Thông thường, các trader mới thường kết thúc giao dịch một cách thủ công, nghĩa là sẽ nhấp vào lệnh đang mở và thực hiện đóng vị thế. Tuy nhiên, một phương thức khác giúp trader có thể cho phép giới hạn tối đa mức lỗ hoặc lãi để tránh trường hợp thị trường “trở mặt” bằng các lệnh đề cập sau:
Lệnh cắt lỗ (Stop loss)
Stop loss hay còn gọi lệnh cắt lỗ, là loại lệnh giúp thực hiện ngăn chặn mức lỗ của giao dịch không vượt quá mức giới hạn do trader xác định theo mong muốn.

Ví dụ:
- Trader mở vị thế mua cặp XAUUSD tại ngưỡng giá 1809.920
- Trader đặt mức Stop loss tại ngưỡng giá 1806.000
⇒ Lệnh cắt lỗ được kích hoạt khi và chỉ khi giá giảm đến mức được chọn trước trong tương lai là 1806.000 và mức thua lỗ mất đi là giá trị 1809.920 – 1806.000 = 39.2 pips
Lệnh chốt lời (Take profit)
Take profit hay còn gọi lệnh chốt lời, là lệnh giúp trader đóng lệnh để giới hạn tối đa mức lãi khi giao dịch một sản phẩm tại mức giá tùy chọn được đoán trước.

Ví dụ:
- Trader mở vị thế mua cặp USDCAD tại ngưỡng giá 1.28933
- Trader đặt mức Take Profit tại ngưỡng giá 1.29160
⇒ Lệnh chốt lời được kích hoạt khi và chỉ khi giá tăng đến mức được chọn trước trong tương lai là 1901.71 và lợi nhuận thu về là giá trị 1.29160 – 1.28933 = 22.7 pips.
Lệnh dừng lỗ kéo theo (Trailing stop)
Trailing stop hay còn gọi là lệnh dừng lỗ kéo theo là loại lệnh di chuyển cùng chiều lời với lệnh giao dịch đang thực hiện, tới chiều lỗ lệnh không di chuyển hoặc tự động cắt theo mức lỗ đã được trader thiết lập.
Ví dụ:
- Trader mở vị thế mua cặp EUR/USD tại mức giá 1.8353
- Trader đặt mức Trailing stop 30 pip
- Điều này có nghĩa là lệnh dừng lỗ của bạn nằm ở 1.8323
- Nếu giá tăng lên 1.8373, lệnh Trailing stop của bạn sẽ là 1.8343
Stop loss | Take profit | Trailing stop | |
Bản chất | Cho phép giới hạn tối đa khoản lỗ | Cho phép giới hạn tối đa khoản lãi | Không giới hạn lợi nhuận- Là sự kết hợp của stop loss và take profit |
Ưu điểm | Dừng lỗ, tránh trường hợp thị trường biến động quá mạnh – Không mất thời gian theo dõi, chờ đợi | Chốt lời, tránh trường hợp thị trường bất ngờ “trở mặt”- Không mất thời gian theo dõi, chờ đợi | Linh động theo giá thị trường, tối đa hóa lợi nhuận |
Nhược điểm | Điểm entry có thể được kích hoạt bởi dao động ngắn hạn | Không tận dụng triệt để được các giao dịch dài hạn- Lệnh có thể không được kích hoạt → Lệnh lỗ | Không có gì đảm bảo tính khớp lệnh với mức giá đặt trước- Tính phụ thuộc cao |
⇒ Mặc dù đây là hình thức đóng lệnh giúp tối ưu hóa lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, để sử dụng triệt để lệnh này cần sự phân tích kỹ lưỡng và khả năng phán đoán thị trường của trader. Nên hầu hết các lệnh này chỉ phù hợp cho trader có kinh nghiệm giao dịch hoặc trader chuyên nghiệp, quản lý nguồn vốn tốt.
Lời kết
Tóm lại, để có được những giao dịch đạt kết quả tốt, trader phải nắm thật kỹ bản chất cũng như cách sử dụng các loại lệnh đã nói trên, dùng đúng lệnh đúng thời điểm sẽ đem lại mức lợi nhuận đáng kể. Tuy nhiên, cần rất nhiều thời gian để trải nghiệm và học hỏi, phán đoán được tình hình thị trường mới xây dựng được cho mình những chiến lược đặt lệnh đúng đắn. Thông thường, các trader chuyên nghiệp mới làm tốt được điều này, vì thế nếu là trader mới chúng tôi khuyên bạn nên trau dồi thêm kinh nghiệm, kiến thức trước khi bắt đầu “cuộc chiến”. Chúc các bạn thành công trên hành trình làm trader của mình!